Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng lớn kéo theo nhu cầu chăm sóc và bảo dưỡng tăng cao. Trong số đó, việc dán keo PPF ô tô đang dần quen thuộc trong ngành chăm sóc xe hơi ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm về PPF vẫn chưa thực sự phổ biến với các chủ xế, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về khái niệm PPF, kỹ thuật dán, có nên dán không, giá thành có tương xứng với hiệu năng mang lại hay không? Cùng Cường Nga tìm hiểu nhé!!
Dán keo PPF là gì?
PPF hay còn được gọi là lớp film bảo vệ sơn, có tính dẻo cao, chịu lực tốt, màu sắc trong suốt, độ bóng nhất định và chống va đập tốt.
Cấu tạo của lớp PPF trong suốt gồm 6 lớp:
Thông thường, PPF có độ dày khoảng 190 micron (dày hơn 1 sợi tóc người)
Có nên dán keo PPF cho ô tô không?
Dán PPF là phương pháp bảo vệ sơn xe, được dùng như một lớp bảo vệ giúp chống lại các tác nhân gây hại lên bề mặt xe như tia UV, các tác nhân ăn mòn, hay các tai nạn thường thấy như đá văng hoặc va quẹt nhẹ,..hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài bảo vệ bề mặt sơn, PPF còn dùng để bảo vệ những bề mặt nội thất xe như khu vực ốp gỗ, ốp các bon, nhựa,….
Dựa vào cấu tạo của PPF ta có thể tạm chia PPF làm 3 loại:
PVC: có cấu tạo vật liệu dạng cứng, cần có lớp keo siêu dính để bám dính tốt với mặt sơn xe, nhưng lớp keo này thường nhanh bị oxy hóa hơn lớp phim nên sẽ có hiện tượng lớp phim PPF bị ố vàng, tính đàn hồi của PVC sẽ bị suy giảm sau thời gian sử dụng làm cho lớp PPF bị giòn và nứt gãy. Cùng với đó, việc dán PPF cũng rất khó khăn, người dán phải có kỹ thuật và dụng cụ hỗ trợ tốt
Độ bền: loại PPF này có thể dùng 1-2 năm
TPH (hay còn gọi là PU) có độ cứng rất cao, khả năng kháng dầu và xăng tốt, tuy nhiên loại này sẽ có độ bền không thực sự tốt và nhanh chóng giảm tuổi thọ nếu thường xuyên tiếp xúc với mặt trời và dung môi hữu cơ
TPU là vật liệu có nhiều ưu điểm nổi bật như độ đàn hồi, độ bền, khả năng chống oxy hóa tốt nhất trong các loại PPF có trên thị trường. Film PPF từ vật liệu TPU đang là sự lựa chọn của nhiều chủ xế
TPU được chia làm 2 loại:
-
Có khả năng tự phục hồi hư hỏng: là dòng PPF cao cấp nhất, có khả năng tự lành vết xước (vết những vết xước dưới 0.013 mm)
-
Không có khả năng tự phục hồi hư hỏng
Đương nhiên mức giá cho loại tự phục hồi hư hỏng sẽ gấp đôi loại còn lại và độ bền cam kết 4-5 năm
Ưu điểm của dán keo PPF dành cho ô tô
-
PPF sẽ giúp xe bạn chống trầy xước, đá văng hay va qụet nhẹ.
-
Ngăn chặn bề mặt sơn khỏi tia UV gây phai màu bề mặt sơn.
-
Trong một số trường hợp tuổi thọ của PPF có thể lên tới 10 năm
-
Chống bám bẩn
Nhược điểm của dán keo PPF dành cho ô tô
-
Nếu người dán PPF làm sai kỹ thuật hoặc cẩu thả, thì xe của bạn có thể bị giảm độ bóng thậm chí có thể làm hỏng lớp sơn của bạn.
-
Nếu dán dòng phim PPF không có khả năng kỵ nước, dẫn tới lớp PPF có thể bị ố vàng, tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục nếu ô tô được phủ ceramic sau khi đã dán PPF (phủ ceramic trên lớp PPF), đây được xem là biện pháp bảo vệ sơn xe tối đa mà không làm giảm độ trong của sơn.
-
Giá thành của PPF loại tốt khá cao
Những vị trí nên dán keo PPF cho ô tô
Những vị trí có khả năng va quệt, đất đá văng, ăn mòn, hay các chi tiết có giá trị cao, những vị trí nếu bị trầy xước gây mất thẩm mỹ cao là những vị trí nên được dán PPF. Theo đó, những vị trí đó là:
-
Cụm đèn pha
-
Thanh cản trước
-
Nắp Capo
-
Gương chiếu hậu
-
Cản sau
-
Cụm đèn sau
-
2 lườn dọc thân
Quy trình dán keo PPF tại Cường Nga ô tô
Bước 1: Làm sạch bề mặt chuẩn bị dán PPF bằng xà phòng và vải khô
Cần làm sạch bề mặt, loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn và chất bẩn bám trên bề mặt chuẩn bị dán PPF.
Bước 2: Dán từng phần của ô tô
Các tấm phim PPF được cắt sẵn theo mẫu có sẵn của xe và sẽ được dán vào xe theo từng bộ phận riêng biệt như: mui xe, cánh cửa. thân xe, đèn,…
Các tấm PPF sẽ được loại bỏ lớp màng bảo vệ và làm ướt phần phim bằng dung dịch chuyên dụng. Dung dịch này sẽ giúp phim không kết dính ngay lập tức với bề mặt sơn xe, giúp cho người thợ dễ dàng xử lý, kéo, căn chỉnh phim vào đúng vị trí.
Sau khi điều chỉnh phù hợp, thợ kỹ thuật sẽ sử dụng một cây gạt nước bằng cao su, hoặc một thước kẻ cứng, xốp cứng để loại bỏ lớp dung dịch, bong bóng hoặc nếp gấp trên bề mặt dán PPF.
Sau khi đã làm phẳng và loại bỏ hết bong bóng hoặc nếp gấp, các bạn cũng có thể dùng súng nhiệt công nghiệp để tăng cường độ kết dính của PPF vào bề mặt xe.
Bước công việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế cần người thợ có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều mới tạo ra dán phim PPF hoàn hảo, không có lỗi.
Bước 3: Chờ khô
Sau khi hoàn thành dán, PPF sẽ cần từ 24 – 60 giờ để khô keo và dính hoàn toàn với bề mặt sơn, vậy nên trong thời gian này không nên rửa xe, nhất là sử dụng các máy rửa xe áp suất cao (lớn hơn 150 bar)
Dán keo PPF uy tín ở đâu?
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu qua cho các bạn về những loại film PPF trên thị trường, cũng như những ưu nhược điểm, lợi ích và quy trình dán PPF tại Cường Nga
Đối với những người quan tâm đến thẩm mỹ của ô tô thì nhất định không thể bỏ qua dịch vụ này bởi vì những tính năng đột phá mà nó mang lại, giúp bảo vệ và giúp ô tô của bạn giữ được màu sơn zin lâu hơn.
Kỹ thuật dán keo PPF ô tô rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của phim trong quá trình sử dụng. Do đó dán keo PPF đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ và cực kỳ thành thạo kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ cần thiết.
Hiện nay, rất nhiều cơ sở, garage cung cấp dịch vụ dán keo PPFt ô tô. Tuy nhiên nên ưu tiên chọn những cơ sở, garage lớn, uy tín lâu năm. Những địa chỉ dán keo PPF ô tô uy tín luôn áp dụng chính sách bảo hành dài hạn.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chăm sóc xe, là đại lý cung cấp độc quyền nhiều sản phẩm chăm sóc xe, CƯỜNG NGA Ô TÔ hân hạnh gửi đến khách hàng dịch vụ dán keo PPF ô tô tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đúng quy trình, mang lại kết quả làm hài lòng khách hàng.